Ngôi nhà trống không

Ngày cuối năm.

Có lẽ bạn nghĩ đến trường thiền tu tập thì không có gì làm phiền, bạn sẽ lầm tưởng vì các con gió của cuộc đời luôn xô đẩy cho dù bạn có ở đâu. Ngày cuối năm, nên bên ngoài rất ồn áo náo nhiệt, âm thanh sôi động phá tan sự yên tĩnh thường ngày ở tu viện, mọi người hân hoan chào đón năm mới chuẩn bị đến, chia tay năm cũ. Chúng tôi ngồi thiền, giữ tâm mình không chạy theo những âm thanh hay, sự nhộn nhịp, sự hân hoan của mọi người, vì biết rằng những gì ngoài kia là tạm bợ, âm nhạc hay rồi cũng tắt, ánh sáng lấp lánh rồi cũng tàn, rồi mọi người lại quay về đối diện với nỗi lo lắng của cơm áo gạo tiền, các dự định, các mục tiêu, thêm một tuổi mới lại già thêm, mình đã làm được gì, đã chuẩn bị được gì để chuẩn bị cho hành trang lang thang dai dẳng trong kiếp luân hồi ( sinh, già bệnh chết). Thật đáng lo ngại.

Thấy rõ sự thật ấy, bản thân tôi nhìn thấy rõ trách nhiệm của mình, trách nhiệm của người xuất gia sống nương tựa tín thí của phật tử gần xa, trách nhiệm một người con Phật, mà người cha luôn nhắc nhở, khích tấn người con tu tập để thừa

hưởng gia tài Pháp bảo. “Tôi chú tâm hành thiền, chú tâm chánh niệm, chú tâm quét dọn rác trong tâm và ngăn ngừa rác mới sinh khởi”, “ Ta hãy hành thiền như là món quà pháp để cúng dường đến Phật, Tăng, Thầy tổ, chư thiên, đến cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, ân nhân, các vị hộ độ…”. Vì vậy sự hành thiền không còn là sự ép buộc hay cố gắng mà thấy hoan hỷ, tri ân, biết ơn nên ngồi thiền, kinh hành, giữ chánh niệm từng cử chỉ, hành động, lời nói, từng tâm ý. Vì khi nghĩ đến Đức Phật, Thầy tổ đã vất vả như thể nào để kho báu Pháp ấy vẫn trao chuyền đến hiện tại, để chính mình thừa hưởng.

Tôi an trú tâm từ, tâm như ánh mặt trời chiếu rọi khắp các phương, cũng vậy tôi an trú trong tâm từ “Mong cho tôi được an vui, không hận thù với ai, không ai hận thù với tôi“, với tâm ý trong sáng đó lan toả toàn thân, như khi bạn tắm nước tuôn chảy làm mát mẻ khắp toàn thân. Tâm từ nhu nhuyễn lan toả ra xung quanh, đến các phương, đến các sư đồng tu, sư cô đồng tu, phật tử đồng tu, đến chư thiên đang hỗ trì chánh pháp…đến những ai mà tôi có thể nghĩ tưởng được, cho đến khắp địa cầu, khắp vũ trụ “Mong cho tất cả được sự an vui hạnh phúc, đừng làm hại lẫn nhau, mong cho tất cả hoà hợp trong chánh pháp”. Cứ như vậy mà tâm từ ái như các gợn sóng lan toả, lan tảo ra xung quanh một cách tự nhiên càng lúc càng mạnh mẽ.

Sau khi thiền tâm từ với sự chánh niệm, hay biết mà không dính mắc, tâm an trú một trạng thái định, chánh niệm sâu, tâm nhu nhuyễn mà quan sát các hiện tượng đến nhưng không nắm bắt, chỉ quan sát và quan sát. Cho dù là âm thanh rất ồn ào bên ngoài, nhưng bên trong tâm thật bình an, hạnh phúc, trong sáng. Từng đợt hỷ lạc mạnh mẽ làm toàn thân càng trở nên nhẹ nhàng, xung mãn, nhưng với sự chánh niệm không nắm dính vào hỷ lạc, cảm thọ mát mẻ. Sau đó, với tâm nhu nhuyễn, định tâm ấy tôi tiếp tục chiêm nghiệm những nhân duyên( thói quen) mà khi tâm tiếp xúc có sự dính mắc, để với sự sắc bén của tuệ mà cắt đứt từng chút một, cứ như vậy chiêm nghiệm và xả ly, tâm càng trở nên trong sáng, cho đến khi bên trong càng trở nên bình an, vắng lặng, chẳng thấy cái gì ở đó cả, chẳng có cái gì để hứng thú cả, chẳng có gì muốn làm cả cứ như vậy gần 4 tiếng ngồi thiền trôi qua. Món quà pháp cho đêm cuối năm.

Mong rằng các người bạn pháp, hãy an trú vào lời khuyên của bậc trí: “Ngôi nhà với các cửa đang bốc cháy, như các căn của ta đang bốc cháy bởi sự dính mắc, tham ái. Những gì mắt thấy đang cháy, những gì tai nghe đang cháy, những gì mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm, tâm suy nghĩ đang cháy”. Hãy cẩn thẩn, hãy dành thời gian, trí lực của mình để làm dịu bớt, để làm cho nó dập tắt hoàn toàn, chớ chần chừ, chớ dễ duôi, chớ thoả mãn, hãy nhiệt tâm, tinh cần.

Hãy đặt cho mình sự quyết định, vui bồi ba-la-mật Quyết Tâm (Adhitthana- Parami), từng chút một cố gắng nhưng không từ bỏ. Hãy tu ngay đây và bây giờ, vì lợi ích của bạn vì bạn biết thương chính mình.

Thiền ngồi khi bạn có thời gian ngồi, thiền đi khi bạn có thời gian đi, đi đánh răng, rửa mặt chánh niệm, khi cuộc nói chuyện sự hiện diện chánh niệm của bạn là quá đủ, chánh niệm khi nói để nói lời đúng đắn, từ ai, mở rộng trái tim mình để đón nhận món quà của cuộc đời, dù khi mở món quà bạn khóc hay cười không quan trọng, quan trọng là hãy cảm ơn, đừng dính mắc. Vì rồi bạn sẽ biết tại sao ta lại từ chối sự Thật như Đức Phật đã tuyên bố “ Như thực thấy đây là Khổ”. Khi bạn thấy như thật, tâm bạn chân thực với những gì hằng ngày bạn đối diện bạn sẽ biết yêu thương mình và biết yêu thương người khác. Chính thấy sự thật Khổ ấy mà sanh khởi mạnh mẽ sự cấp thiết chấm dứt nó ngay. Rồi bạn nhận ra đâu là công việc quan trọng nhất cần làm trong cuộc đời này.

Đi chỉ đi thôi

Đừng đi mà để đến

Vì ngay mỗi bước chân

Là bạn đã đến rồi

Ngồi chỉ ngồi thôi

Đừng tìm kiếm, muốn gì

Cảm ơn ta được ngồi

Tĩnh tâm để dừng lại

Thở chỉ thở thôi

Đừng thở để đạt gì

Vì ngay mỗi hơi thở

Bạn quay lại hiểu mình

Sự sống thật mỏng manh

Sự chết luôn sẵn dành

Quán tâm chỉ thấy tâm

Nó diễn đủ đủ mọi trò

Hãy thấy và đừng theo

Để thấy tâm sanh rồi diệt

Kiên trì và kham nhẫn

Dõi theo đường tham ái

Thấy rõ thực chân tướng

Chẳng có gì của ta.

Gánh nặng được đặt xuống.

Chút chia sẻ đến các bạn Pháp ngày đầu năm. Cảm ơn bạn đã lắng nghe, lắng nghe bằng trái tim. Dẫu biết rằng sự cách xa, nhưng khi trái tim bạn luôn hướng đi trên con đường Pháp. Chúng ta rất gần nhau, chia sẻ nhau cùng một đích đến.

Cảm ơn, cảm ơn, chân thành cảm ơn.

Sadhu! Sadhu! Sadhu!

HOW TO CONTINUE TO ABANDON AND CUT OFF HABITS AND TENDENCIES AT THE ROOT.

How does one completely uprooted and abandoned these lifetime of habits and tendencies?

Làm sao tiếp tục từ bỏ và cắt đứt tận gốc các thói quen và tập khí sâu dầy?

One must return to the basics of the four foundations of mindfulness practice by slowing everything down in all five postures with right mindfulness, right concentration.

Quay trở lại sự thực tập căn bản, đó là gì? 4 niệm xứ bằng cách làm mọi việc chậm trong 5 oai nghi với chánh niệm, chánh định

Those of you who can recollect walking slowly with discipline for one hour, two hours, three hours, were there any habitual tendencies that were overwhelming or present from the mind, body or speech?

Đối với những ai vẫn duy trì sự đi chậm rãi với sự thu thúc, kỉ luật suốt 1h, 2h, 3h liệu có bất kì những thói quen tật xấu nào chiếm ngự hoặc hiện diện trong tâm, trong hành động và lời nói của vị ấy.

No, because where there is right mindfulness with right concentration, there cannot be any unwholesome unskillful speech, thoughts or action.

Không thể, bởi vì bất cứ khi nào có sự hiện diện của chánh niệm, với chánh định, thì khôn thể có bất kỳ những cấu uế bất thiện, thô tháo nơi suy nghĩ, lời nói hay hành động.

Equally, when there is right mindfulness, Right concentration while eating, were there also a lot of habitual tendencies or distraction?

Cũng như vậy, khi chánh niệm và chánh định được thiết lập trong khi ăn, liệu có nhiều những thói quen tập khí hay sự mất tập trung?

No, the same is true here as with the other posture, this is how you should train again and again and again slowly in all five postures until there is only right mindfulness with right concentration, Right here, right now, right in this moment.

Không thể, cũng như vậy sự thật ở đây cũng tương tự cho các oai nghi khác. Đây là cách mà mỗi vị nên rèn luyện tâm hết lần này đến lần khác chậm rãi trong tất cả oai nghi cho đến khi chỉ còn lại sự chánh niệm với chánh định. Ngay đây, ngay bây giờ, ngay trong giây phút này.

You will see that right mindfulness , Right concentration training Will begin to break down your old habits and establish new habits that is wholesome and skillful in your speech, in your thoughts and certainly in your action. Why?

Bạn sẽ thấy rằng với sự thực hành chánh niệm và chánh định, sẽ bắt đầu bẻ gãy những thói quen sâu dày và hình thành những thói quen mới, là thiện lành và cẩn thận trong lời nói, suy nghĩ và dĩ nhiên cũng trong hành động của mình. Tại sao?

Because when you slow everything down, you are not only cultivating and developing your right concentration, You are allowing your wisdom from right mindfulness to take control of your mind and replace the habits that have plagued you for so many lifetime.

Bởi vì khi bạn làm mọi thứ chậm lại, bạn không chỉ vun bồi và tăng trưởng sự tập trung, chánh định, mà bạn còn cho phép trí tuệ sanh khởi từ chánh niệm canh chừng cái tâm và thay thế những thói quen đã gây tai hại cho bạn bao nhiêu kiếp sống.

As quick as the mind can move it can only stay with one object at a time. Therefore, when there is no right mindfulness and right concentration practice, the mind for so many lifetimes begin to aggregate unwholesome,unskillful intentions in mind, body and speech, pushing and pulling by the ignorance of desire and aversion.

Một khi tâm nhanh chóng thay đổi, di chuyển, nó chỉ có thể bắt một đối tượng một thời điểm. Do đó, khi nào không có sự thực tập chánh niệm và chánh định, cái tâm

In order to deconstruct and peel away layers of these habits and tendencies, one must apply persistent Arden effort, patience and endurance in right mindfulness and right concentration in all five postures. This miraculous process will begin to unbind, unwind and weaken the lifetimes of habits and tendencies.

Để mà phá huỷ và dở bỏ từng lớp những thói quen và tập khí, một hành giả phải thực hành với sự nhẫn nại, nhiệt tâm nổ lực, kiên trì và bền bỉ với chánh niệm và chánh định trong tất cả oai nghi. Chính tiến trình không mệt mỏi này sẽ bắt đầu nhổ bỏ, làm lay động và yếu dần những thói quen và tập khí

Further, with right mindfulness and right concentration as the gate keeper, guarding every single object at the six sense door, It will clearly identify any unwholesome unskillful object of the mind, speech and action before it can enter the sense consciousness. Therefore, this is another reason why we slowed everything down in all five posture. So that the gate keeper with right mindfulness and right concentration can identify and stop all unwholesome unskillful objects before they enter the mind.

Hơn nữa, với chánh niệm và chánh định như một người giữ cửa, canh chừng mỗi khi đối tượng sanh khởi ở sáu cửa giác quan. Sự cảnh giác ấy sẽ xác định rõ ràng bất cứ đối tượng bất thiện cấu uế của suy nghĩ, lời nói và hành động trước khi nó xâm chiếm tâm hành giả. Do đó, mà nó là một lý do khác tại sao chúng ta lại làm chậm mọi việc trong tất cả oai nghi. Để mà người canh cửa với chánh niệm và chánh định có thể xác định và ngăn ngừa, dừng tất cả các đối tượng bất thiện trước khi chúng xâm chiếm tâm trí.

Simply, first with right mindfulness and right concentration, practice and apply restraint at all six sense doors with right mindfulness and right concentration.

Đơn giản, đầu tiên với chánh niệm và chánh định, thực hành và thu thúc các căn với niệm và định.

Second, with persistent ardent effort, patience and endurance, Abide with right mindfulness and right concentration in the beginning, in the middle and all the way through the end of every mind, body, speech object, penetrating it’s true nature rather than surrendering to the repetitive cycle of habit and tendency build around Analysis, comparison and judgment.

Thứ hai, với sự kiên trì nhiệt tâm tinh cần, bền bỉ với sự tỉnh giác và chánh định quan sát đối tượng nó sanh khởi ở giai đoạn đầu , khi nó diễn biến ở giai đoạn giữa và cho đến khi giai đoạn cuối của đối tượng là tâm, lời nói, hành động. Để xuyên thấu bản chất tự nhiên của đối tượng hơn là chìm đắm trong vòng lẩn quẩn của thói quen và tập khí với sự phân tích, so sánh và phán xét.

May you practice Dhamma deligently, ardently and mindfulness to be free from all of suffering.

With Metta,

Nguyện cầu cho bạn thực hành Pháp nhiệt tâm, tinh cần, chánh niệm để thoát khỏi sự trói buộc của khổ đau.

Với Tâm Từ

Reflection of a Bhikkhu | Chiêm nghiệm từ một vị tỳ khưu

Cởi những trói buộc – Tìm về sự bình an

https://soundcloud.com/bodhipanno-giac-tue/thien-tha-thu-coi-nhung-rang-buoc

Sợi dây trói buộc nơi trái tim, mà những sợi dây ấy đan xen lẫn nhau như tơ vò, chúng thắt chặt lại với nhau một cách vững chắc và thật khó để chặt đứt chúng để trái tim ta kinh nghiệm sự tự do không rằng buộc từ chính bên trong.

Sự thức tỉnh để thay đổi thái độ sống, bởi vì từng khoảng khắc bạn hiện diện là một điều kì diệu, khoảng khắc để bạn thay đổi chính mình. Đối với những ai, nhìn lại để thay đổi chính mình, để cởi trói tất cả ràng buộc là hành động cao thượng, của người trí, vì chính thái độ đó bạn từng bước đi về ánh sáng.

Có 4 hạng người trong thế gian

– Hạng người sinh ra trong ánh sáng đi về ánh sáng

– Hạng người sinh ra trong ánh sáng đi về bóng tối

– Hạng người sinh ra trong bóng tối đi về ánh sáng

– Hạng người sinh ra trong bóng tối đi về bóng tối

Hãy dành chút ít thời gian, chỉ đơn giản ngồi lại và chiêm nghiệm để định hướng lại hành trình của mình. Như một người tìm đường đến đích, họ cần có tấm bản đồ hành trình, mỗi trạm họ cần dừng lại để kiểm tra liệu mình có đi đúng hay không? Rồi điều chỉnh cho phù hợp để quay lại con đường. Con đường Trung Đạo.

Sự hiểu biết đến từ trái tim.

Sự nguy hiểm của những suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ phán xét, phê phán, cố chấp, ngả mạn vì nó là những chướng ngại để bạn trải nghiệm sự chánh niệm, hay biết trong sáng bản chất các pháp.

Với sự hay biết các suy nghĩ tiêu cực ấy sanh khởi, bạn nhận diện và đừng theo nó bằng cánh bạn hướng tâm đúng đắn đến sự nguy hiểm các suy nghĩ ấy, hướng tâm đến các suy nghĩ tích cực, các suy nghĩ hướng về sự khiêm nhường, mở lòng, chân thành, chân thực, nhìn lại và tha thứ chính mình và người khác, tri ân, tâm từ, đồng cảm, hỷ, xả và quan trọng là sự chánh niệm hay biết luôn có mặt.

Với chánh hướng tâm bạn mới có thể quay lại nhìn đối tượng một cách chân thành sự thật thứ nhất : Như thật thấy đây là khổ.

Vì sao bạn dùng trái tim, vì những cảm giác khổ mà nó trải nghiệm nhưng do bởi suy nghĩ tham sân và chối bổ mà bạn phớt lờ cảm giác khổ để rồi bạn chạy theo thói quen của mình.

Hãy nhìn lại kỹ những thứ hạnh phúc đời thường hay ngay cả những hỷ lạc trong khi ngồi nó cũng chỉ là vô thường, đến rồi đi, đừng mắc lừa mà nắm giữ nó vì có những thứ còn cao thượng hơn của trí tuệ sáng suốt mà hạnh phúc chân thật không phụ thuộc điều kiện. Bạn có thể làm được, đó là thông điệp mà Đức Phật bằng sự tu tập, chia sẻ chỉ đường cho bao vị đệ tử trong quá khứ, hiện tại, hãy tự tin nổ lực kiên trì từng bước một. Bạn có thể nghe những câu chuyện về bao nhiêu trường hợp, hoàn cảnh, khó khăn của các vị giải thoát, có người xuất thân nghèo hèn, hốt phân, có người là kỹ nữ, có người là vua chúa, quân binh, có người là kẻ giết người ko gớm tay, có người ngu dốt, có người thô lỗ, có người nhẹ nhàng, xinh đẹp… Nhưng khi có niềm tin và làm là những gì cần thiết để thanh lọc tâm, các vị đều sẵn sàng thực hành.

Hẳn các bạn học Phật để nghe qua 5 triền cái, ngăn cản vị ấy tiến xa trên con đường tu tập, bạn phải thường xuyên quan sát tâm mình để tránh rơi vào bẫy của nó. Bởi vì năng lượng tiêu cực của 5 triền cái này như mây đen che mờ, che lấp sự trong sáng của tâm chánh niệm, để ngăn cản bạn cảm nhận như thật đây là khổ một cách đơn giản, ngay đây và bây giờ.

5 triền cái: tham, sân, hôn trầm dã dưới, trạo cử, hoài nghi.

Ta hãy bắt đầu bằng một sự thực tập cần bạn thực sự chân thành với mình.

Hãy lấy một ví dụ, như ngôi nhà của bạn có rất nhiều đồ vật và bạn mua hay được cho, những đồ vật có khi mốc meo mà bạn quăng ở góc nào đó không biết, có những đồ vật bạn giấu không muốn cho người khác biết, có những đồ vật đẹp đẽ bạn muốn lưu giữ và để một chỗ trang trọng để ai vào cũng có thể xem, rồi đến những góc phòng mà rác rến đóng bụi… Ngôi nhà của bạn phản chiếu tâm của bạn, hãy tưởng tượng một căn phòng vô cùng thoáng mát, sạch sẽ, trống rỗng. Đó là điều bạn cảm nhận khi bạn dọn nhà đi đến một chỗ khác, căn nhà cũ của bạn trở nên trống không. Khi ấy bạn chỉ làm một nhiệm vụ đơn giản bày những đồ vật ra, quan sát sắp xếp và mang nó ra khỏi phòng, bất kể đồ vật ấy là gì đi nữa bạn cũng phải bỏ nó ra ngoài. Và rõ ràng khi bạn cầm từng đồ vật lên trong bạn sẽ khơi lên những kỉ niệm, những cảm xúc vui lẫn buồn, rất tốt hãy chân thành với nó mà không phán xét hay nắm giữ rồi để nó đi.

Sự thực hành pháp cũng như vậy, sự phát triển niệm và định để bạn nhìn rõ đối tượng, từng đối tượng một để nhìn rõ bản chất khổ, vô thường và vô ngã.

Để bạn có thể phát triển cái nhìn trong sáng đó, bên cạnh sự phát triển niệm và định mà bạn được hướng dẫn, bạn hãy thực hành thiền tha thứ vì nó phát triển sự chân thực trong trái tim bạn, một đức tính quan trọng để thấy pháp.

————// st //—

Tha thứ (Pali: khamati) là một trong những dấu hiệu của sự hiểu biết và xả ly. “Tha” có nghĩa là buông ra, không nắm giữ, “thứ” có nghĩa là rộng lượng bỏ qua, không còn lưu giữ lại. Vậy, chỉ khi nào không còn lưu lại hay không còn tương tác với đối tượng, người ta mới có thể “tha” và “thứ”.

– Thực tế có rất nhiều người có thể “tha” nhưng lại không thể “thứ” (bao dung). Như vậy, “tha” trong trường hợp này nghiêng theo chiều hướng bỏ mặc, không thèm đếm xỉa đến – vẫn còn có vương vấn, hờn tủi, giận dỗi, hờn ghen đọng lại. Khi còn lưu giữ, dù chỉ chút ít, nhưng thực sự rất khó để xóa đi ký ức đã qua.

– Người ta có thể tạm quên đi trong một quãng thời gian nào đó, thậm chí là 20 hay 30 năm, nhưng nếu gặp phải đối tượng gợi nhớ lại, thì toàn bộ kinh nghiệm, hoài niệm hay tổn thương tâm lý nhanh chóng ập tới và chiếm lĩnh tâm trí.

– Chỉ khi nào bao gồm cả “tha” và “thứ”, tâm thức mới đạt đến sự trưởng thành, nó mới có khả năng diệt dứt hoàn toàn mọi tiến trình, kinh nghiệm.

– Chính vì vậy, trong tiếng Anh “tha thứ” bao hàm cả hai thuật ngữ “forgive and forget” – “forgive” là tha và “forget” là không còn lưu lại hay quên đi (thứ). Không thể chỉ nói tới cái này mà thiếu đi cái kia, nếu chỉ có “tha” mà chưa “thứ” thì chưa thực sự tha thứ.

– Một thực tế là khi tâm thức không chút gì lưu lại, nó ở trạng thái hoàn toàn rỗng rang, không còn bị cảm xúc, kinh nghiệm đã qua chi phối, xen vào, thì về bản chất nó đã bao hàm sự tha thứ.

– Khi tâm thức vẫn ý niệm chất chứa, nó sẽ tạo thành sự phân biệt người này, người kia, bạn, thù …, một ý nghĩa cao cả nào đó có thể được tạo ra rằng: “Phải có những người oan trái để chúng ta học hạnh kham nhẫn và tha thứ”. Có thể là như vậy, và phải trải qua rất nhiều thời gian thậm chí nhiều kiếp sống để trả giá cho bài học này.

– Tất cả các pháp không có gì để nắm giữ. Nắm giữ vào cái không thể (nắm giữ) là tất yếu dẫn tới khổ đau, trôi lăn trong luân hồi.

—//——-

Sự thực hành

1. Bạn cần nhìn lại căn phòng tâm của mình, chọn đối tượng gần nhất mà tâm sanh khởi thường xuyên khi ngồi thiền.

2. Ghi nhận nó lại hay ghi nó ra giấy

3. Thổ lộ nó ra với người bạn đạo

4. Trong quá trình trình thổ lỗ, thay vì phán xét hãy chân thành với những lỗi lầm nắm giữ mà mình vô tình hay cố ý, tự mình gây hại mình và gây hại cho người khác

5. Trong oai nghi cúi đầu chân thành tha thứ chính mình, người khác

6. Bạn biết khi nào bạn chuyển hoá đối tượng đó, khi bạn có chuyển tâm mình từ tha thứ đến tri ân, tâm từ…

7. Khi tâm bạn trong sáng không mây che mờ, bạn đã chánh niệm rồi đấy.

Đừng chần chừ, thời gian để thực hành thiện pháp rất quý báu. Hãy nhiệt tâm đừng nên dễ duôi.

Mong cho bạn được sự an vui hoà hợp trong chánh pháp.

Shadu Shadu Shadu

Food for the heart – Pháp cho trái tim

Làm sao nuôi dưỡng trái tim bạn với thái độ đúng đắn, cái nhìn trong sáng, khi tiếp xúc với các hoàn cảnh trong cuộc sống . Khi ấy bạn có tìm thấy sự trong sáng, bình yên, an nhiên ngay chính trong trái tim của mình.

Cũng như cây trong rừng chúng lấy dưỡng chất từ những chất thải do sự mục rữa của lá khô, khúc gỗ mục, xác chết sinh vật…Nhờ những điều kiện tự nhiên đầy đủ của đất, nước, gió, ánh mặt trời giúp cho quá trình chuyển hoá từ dưỡng chất thô thành dinh dưỡng thích hợp cho cây trưởng thành. Cũng như vậy trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối diện với các nghịch cảnh, khi nhìn với thái độ đúng đắn, cái nhìn trong sáng sẽ chuyển hoá nghịch cảnh thành sự hoá giải những nút thắt trong trái tim mình.

Hiện tại bạn đang cho tâm mình ăn loại thức ăn nào? Tham, ganh tị, hờn ghen, sân hận, mù quáng hay bao dung, biết ơn, vị tha, yêu thương, trong sáng.

Mỗi ngày bạn luôn phải đối diện với những cơn gió cuộc đời: được và mất, khen và chê, cao thượng và hạ liệt, hạnh phúc và khổ đau. Có cách nào để vượt qua các cơn sóng ấy không? Cuộc đời là một hành trình để ta học hỏi cách vượt qua các cơn sóng ấy với thái độ đúng đắn.

Đến và ngồi, thảnh thơi cho chính mình trong một ngày khó khăn hay vô vị để cùng nhau quay trở về với điều đơn giản: “ Lắng nghe trái tim bạn “ và “sẻ chia”